Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Cách điều trị tắc tia sữa hiệu quả trong từng giai đoạn

Tắc tia sữa là một trong những vấn đề mà các mẹ sau sinh thường gặp nhất, và nếu một lần trải qua chắc chắn mẹ sẽ không bao giờ quên những đau đớn và khó chịu mà nó mang lại. Không chỉ có vậy, tắc tia sữa còn ảnh hưởng nghiệm trọng tới chất và lượng sữa của mẹ, từ đó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị tình trạng này, cùng tìm hiểu kỹ hơn với MamanBébé nhé!

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị tắc tia sữa

cach-dieu-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-trong-tung-giai-doan-3

Triệu chứng đầu tiên là sự căng cứng của bầu ngực, kèm theo đó là cảm giác đau khi chạm vào, có thể xuất hiện những cục nhỏ lỏn nhỏn bên trong. Sau đó tình trạng này sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn, số lượng tia sữa bị tắc cứng ngày một nhiều và lớn hơn, khiến mẹ cảm thấy vô cùng đau đớn, lượng sữa tiết ra bị giảm rõ rệt, thậm chí còn không thể vắt ra được, kèm theo đó là những vấn đề về sức khỏe, thường thấy nhất là sốt.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

cach-dieu-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-trong-tung-giai-doan-3

Nguyên nhân đầu tiên gây tắc tia sữa là do ống sữa chưa được thông hoàn toàn, thường gặp nhất là trong những ngày đầu sau sinh, đặc biệt là với các mẹ lần đầu sinh con.

Lý do thường gặp thứ 2 là bé không bú hết lượng sữa có trong bầu ngực, khiến cho sữa cũ bị tích tụ, vón cục. Lúc này nếu mẹ không tìm cách làm tan sữa và hạn chế việc hình thành các vị trí tắc mới thì hiện tượng tắc tia sữa sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Đặc biết nếu mẹ đang có những tổn thương ở đầu ngực như nứt cổ gà, nứt đầu ngực thì khả năng mẹ bị tắc tia sữa cũng tăng cao hơn. Nguyên nhân là do sự phát triển của các loại khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết xâm nhập vào sữa mẹ thông qua những vết nứt trên núm vú hoặc hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm, từ đó khiến sữa mẹ bị biến chất, kết tủa, đông cứng và không thể tiết ra ngoài.

Ngoài ra, các mẹ có núm ti thụt vào, hoặc quá phẳng, quá to hay biến dạng khó bú, hay những bé có thói quen cắn mút đầu ty lâu ngày sẽ hình thành nên những vết thương nhỏ, và lâu ngày dưới kích thích bú của bé sẽ bị loét và to ra , dẫn tới những tổn thương nặng nề. Đây là điều kiện tốt cho những loài vi sinh vật sinh sôi, phát triển và xâm nhập, gây tắc sữa.

Cách điều trị

Cách điều trị tắc tia sữa hiệu quả trong từng giai đoạn

Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên mà mẹ cần làm là đánh giá mức độ của vấn đề để tìm đến những phương pháp điều trị thích hợp. Nếu mẹ mới bị chớm tắc, chưa có hiện tượng áp xe vú thì mẹ có thể tự chữa trị ở nhà bằng cách mat-xa, chườm ấm, dùng máy hút sữa hay áp dụng các phương pháp dân dan. Ngược ngược lại, nếu mẹ bị tắc nhiều, sốt cao và áp xe vú thì cần tới ngay các bệnh viện chuyên khoa để có được sự trợ giúp của các nhân viên y tế và trang thiết bị hiện đại, tránh những biến chứng nguy hiểm. Và dưới đây là thông tin chi tiết về những phương pháp điều trị thường được áp dụng nhất.

Chườm ấm và hút sữa

Đây là phương pháp có thể áp dụng trong giai đoạn đầu của tắc tia sữa, khi mà những vón cục đã xuất hiện nhưng kích thước và diện tích còn chưa quá lớn, chưa xuất hiện hiện tượng áp xe.

Thực tế, sữa chứa rất nhiều dinh dưỡng, và một tỷ lệ lớn trong số đó là chất béo. Bởi vậy, bản chất của tắc tia sữa là do sữa của mẹ trong bầu ngực không được lưu thông hoặc không được rút ra hết mà ứ lại lâu ngày sẽ khiến các chất béo kia bị vón lại gây tắc và như một vòng luẩn quẩn, sau đó sữa càng ứ và càng tắc. Ngoài ra, trong một số trường hợp dưới tác dụng của vi sinh vật thì vấn đề càng trở lên nghiêm trọng.

Do đó, điều đầu tiên mẹ cần thực hiện là chườm ấm và mát-xa bầu ngực. Mục đích của tất cả những việc này là giúp tăng nhiệt độ của sữa trong bầu ngực, từ đó làm tan các chất béo gây vón cục kia, từ đó dễ dàng hơn trong việc hút hết sữa ra ngoài. Mẹ tuyệt đối không dùng tay nắn, bóp quá mạnh, hay dùng máy hút áp lực lớn đề hút các u cục dù nhỏ ra ngoài, điều này sẽ tạo ra cảm giác vô cùng đau đớn và gây tổn thương nặng nề tới tuyến sữa của mẹ. Mẹ chỉ nên sử dụng các biện pháp, có thể là vắt sữa nhẹ nhàng băng tay hoặc dùng máy với áp lực hút vừa phải để hút hết lượng sữa đã tan ra. Phương pháp này nên được áp dụng càng sớm càng tốt, bởi càng để lâu lượng sư ứ lại sẽ càng nhiều, vón cục sẽ lớn hơn, lúc này mẹ cần tới sự can thiệp của các phương pháp y tế .

Sử dụng kháng sinh

Nếu bên cạnh những triệu trứng như bầu sữa cứng, vón cục nhiều, sốt còn xuất hiện mủ khi mẹ vắt sữa, điều đó chứng tỏ, lượng sữa ứ lại đang bị biến chất và có thể gây ra áp-xe. Lúc này việc mẹ cần làm là đến các cơ sở y tế để các bác sỹ đánh giá được tình hình. Thông thường mẹ vẫn cần áp dụng các biện pháp nhằm loại bỏ vón cục như chườm ấm, chiếu đèn và hút sữa, bên cạnh đó mẹ sẽ phải sử dụng một số thuốc kháng sinh an toàn để ngăn chặn tình trạng áp –xe có thể xảy ra.

Chích mủ chống áp –xe

Nếu phải đi tới biện pháp này, chắc chắn tắc tia sữa sẽ trở thành một cơn ác mông thực sự, bởi khi đó hiện tượng áp-xe đã bắt đầu xảy ra, ngoài cảm giác đau đớn thì mẹ còn phải đối diện với những biến chứng nặng nề về sức khỏe.

Và để đảm bảo, mẹ nên tới thăm khám tại những bệnh viện uy tín và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.

Phòng tránh tắc tia sữa cho mẹ

cach-dieu-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-trong-tung-giai-doan-3

Nếu không muốn phải cảm nhận những trải nghiệm kinh khủng mà tắc tia sữa gây ra thì mẹ nên tìm kiếm các phương pháp phòng tránh ngay từ trước khi sinh em bé, và sử dụng máy hút sữa là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất.

Dưới một áp lực hút vừa phải, sản phẩm sẽ giúp mẹ làm thông tuyến sữa ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh vừa loại bỏ tình trạng tắc tia sữa lại vừa có thể kích thích sữa về sớm hơn.

Đồng thời trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, máy hút sữa sẽ dễ dàng lấy ra lượng sữa thừa trong bầu ngực sau khi bé bú, đây là một trong những thao tác quan trọng để hạn chế tình trạng tắc sữa.

Ngoài ra, máy hút sữa còn đặc biệt quan trọng khi mẹ quay trở lại với công việc, sản phẩm sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa, chống tắc tia sữa để đảm bảo có thể cho bé bú tới năm 2 tuổi, thật tuyệt vời phải không ạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét