Sẽ đến lúc bé bú sữa mẹ cần được chuyển sang bú bình sữa, nhưng sự thật là để làm được thật không dễ chút nào. Bài viết Bình sữa cho bé không chịu bú bình: Bé không chịu bú bình phải làm sao? Sẽ mách mẹ những mẹo hay và hữu ích giúp bé yêu tiếp cận bình sữa một cách dễ dàng nhất.
Bú sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bé, đặc biệt là đây được xem là bản năng của trẻ, do đó bé sẽ gặp dễ dàng hơn nhiều. Nhưng sẽ đến thời điểm mẹ cần tách rời bé khỏi bầu vú mẹ và yêu cầu bé bú bình sữa. Mẹ nên lên sẵn kế hoạch trước. Nếu không, như nhiều mẹ khác, mẹ có thể sẽ đối mặt với vấn đề bé không chịu bú bình ngay thời điểm mẹ buộc phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác.
Bú sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bé, đặc biệt là đây được xem là bản năng của trẻ, do đó bé sẽ gặp dễ dàng hơn nhiều. Nhưng sẽ đến thời điểm mẹ cần tách rời bé khỏi bầu vú mẹ và yêu cầu bé bú bình sữa. Mẹ nên lên sẵn kế hoạch trước. Nếu không, như nhiều mẹ khác, mẹ có thể sẽ đối mặt với vấn đề bé không chịu bú bình ngay thời điểm mẹ buộc phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác.
1. Cách ngăn chặn sự từ chối bình sữa ở bé
Hầu hết các bé sơ sinh (từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi) sẽ chấp nhận sữa từ một bình sữa. Hành động bú mút xảy ra một cách tự nhiên để đáp ứng phản xạ bú mút của chúng được kích hoạt. Với sự tiếp xúc được lặp đi lặp lại, chúng sẽ học được các kỹ năng cần thiết để tự nguyện bú sữa từ một cái bình.
Một khi phản xạ bú mút đã biến mất (thường là khoảng 3 tháng tuổi), nhiều em bé bú sữa mẹ sẽ từ chối việc bú sữa bình nếu chúng có ít hoặc chưa có kinh nghiệm với bú bình. Lý do cho việc này có thể là chúng không biết cách bú bình sữa bởi vì chúng chỉ biết rằng bú sữa mẹ mới làm thỏa mãn cơn đói của chúng.
Để khuyến khích trẻ chấp nhận bình sữa, hãy đưa cho chúng bình sữa với một ít sữa mẹ đã được vắt ra một vài lần trong một tuần, bắt đầu từ khoảng 4 tuần tuổi nhé.
2. Các vấn đề tiềm năng
Việc đưa bình sữa cho bé có khả năng sẽ đe dọa đến khả năng bú mẹ thành thục ở trẻ nhỏ nếu mẹ không cẩn thận. Dưới đây là các vấn đề có thể xảy ra như hậu quả của việc đưa bình sữa cho một đứa bé bú sữa mẹ.
- Nhẫm lẫn giữa các núm vú: Bú sữa bình đòi hỏi một hành động bú mút khác với bú sữa mẹ. Do đó, nó có thể khiến bé cảm thấy lúng túng với việc tiếp xúc bính sữa trong khi đang học cách bú sữa mẹ. Để giảm nguy cơ này, mẹ nên tránh đưa bình sữa cho bé vào 4 tuần đầu tiên sau khi sinh bé nhé.
- Sự từ chối núm vú mẹ: Bé nhỏ có thể học cách thích dòng sữa chảy nhanh từ bính sữa và từ chối việc bú sữa mẹ. Mẹ càng đưa nhiều bình sữa cho bé, khả năng xảy ra việc này càng cao. Để giảm rủi ro này, hãy hạn chế số lần bú bình sữa của bé trong một ngày nhé.
3. Cần làm gì khi để giới thiệu bình sữa cho bé không chịu bú bình
- Đổ sữa mẹ vào bình sữa
- Đưa bình sữa trước khi bé quá đói
- Nhỏ một số sữa từ bình sữa vào miệng bé
- Hãy thử làm phân tâm bé, ví dụ như đưa bình sữa cho bé khi đang bế bé trong vòng tay và đi dạo, đu đưa bé và hát cho bé nghe.
- Thử các vị trí cho bú khác nhau, như đặt bé trong ghế bập bênh hoặc xe đẩy. Đung đưa một món đồ chơi trong tầm tay của bé để đánh lạc hướng bé.
- Nhờ người khác cho bé bú.
- Thử núm ty bình sữa với hình dạng khác hoặc chất liệu khác.
- Khuyến khích bé ngậm núm vú của mẹ, ngậm ngón tay hoặc ty ngậm và rồi nhanh chóng thay thế bằng bình sữa.
- Thử đưa bình sữa khi bé đang chìm vào giấc ngủ và cựa quậy từ giấc ngủ.
- Nếu bé tỏ vẻ khó chịu, hãy dừng lại và trấn an, dỗ dành bé. Thử lại lần nữa khi bé đã bình tĩnh hoặc vào một lần khác nhé.
- Tuyệt đối không cố bắt ép bé bú bình sữa bởi vì hành động cưỡng ép này có thể làm bé xuất hiện ác cảm với bình sữa.
- Kiên nhẫn, tuyệt đối kiên nhẫn! Mặc dù có thể mẹ sẽ rơi vào sự khó khăn và tuyệt vọng khi bé mãi không chịu bú bình, nhưng đừng để bé rơi vào khó khăn như mẹ. Thật sự là đôi khi sẽ mất đến vài tuần lặp lại các mẹo này bé mới chịu chấp nhận bình sữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét